NGUYÊN NHÂN THẢM BẠI THÁNG TƯ ĐEN 75 CỦA MIỀN NAM – Kỳ 2

NGUYÊN NHÂN THẢM BẠI THÁNG TƯ ĐEN 75 CỦA MIỀN NAM – Kỳ 2

KỲ II.- NHỮNG TRẬN ĐÁNH THĂM DÒ PHẢN ỨNG CỦA MỸ:

TRẬN ĐỒNG XOÀI VÀ TRẬN PHƯỚC LONG

( tiếp theo)ĐẶNG VĂN NHÂM

TRẬN ĐỒNG XOÀI

Thoạt tiên, quân uỷ miền tức B2, căn cứ trên nhận định tình hiønh chiến sự của Nguyễn Văn Thiệu và các tướng lãnh cao cấp của quân đội VNCH ,chủ yếu cho rằng quân CS sẽ đánh chiếm Tây Ninh trong mùa khô 75, nên bọn CS dùng tương kế tựu kế, tạo kế nghi binh, động binh gây ồn ào khua động nhắm mục tiêu Tây Ninh, trong khi đó họ lại thảo ra kế hoạch tấn công Đồng Xoài. Trận đánh Đồng Xoài thực ra chỉ là một điểm nhỏ nằm trong một chuỗi mục tiêu quân sự và chiến lược , trước hết nhằm thăm dò khả năng phòng vệ của quân đội VNCH , đồng thời thăm dò phản ứng của ngưòi Mỹ.

(Photo: Lê Đức Thọ)

Nhưng trận đánh Đồng Xoài từ khởi thủy cũng không diễn ra thông suốt trong nội bộ quân đội CSBV và VC miền Nam. Thực sự, dự kiến đánh Đồng Xoài nằm trong kế hoạch hoạt động mùa khô của quân uỷ miền, do Bảy Phạm Hùng,đại diện trung ương đảng, Tư Trần Văn Trà, tư lệnh miền, Sáu Nam tức Lê đức Anh , phó tư lệnh miền và Hai Lê, tức Lê Văn Tường , phó chính uỷ bộ tư lệnh miền… chủ trương, nhưng đã gặp phản ứng mạnh từ nhiều phía.

Trước hết đã có nhiều cán bộ CS chất vấn bằng những câu hỏi nêu giả thuyết: Nếu quân VNCH đưa ra một sư đoàn để phản ứng lại thì sao?

Trong trường hợp ấy, quân CS sẽ phải tung cả 2 sư đoàn 7 và 9 chủ lực miền của họ vào để đả viện thì toàn bộ chủ lực quân của họ bị lâm vào thế kẹt ngay trong đầu mùa khô, không còn làm ăn gì khác nữa được. Như vậy là hoàn toàn trái với nghị quyết 21 đã ban hành. Ngoài ra, còn một số những lý lẽ khác cũng đã được nêu lên, tóm tắt như sau:

– Dùng chủ lực phải chủ động, không để chi địch trì kéo và tiêu hao , làm kẹt lực lượng chủ lực.
-Trong gia đoạn này chỉ cốt đánh tiêu diệt sinh lực địch, chưa cần chiếm đất, giữ đất, nên không cần đánh Đồng Xoài.
– Tình hình đầu năm 1975 chưa có gì khẩn trương, không cần đánh Đồng Xoài.
– Quyết tâm chiến lược chung năm 1975 là đồng bằng Gia Nghiã, hành lang Trị Thiên, Đà Nẵng.
-Phải có đòn tiêu diệt lớn lực lượng địch thì mới tạo đuợc thay đổi lớn thế tương quan lực lượng, mới có thể biến đổi tình hình. Mặt khác, ở Hà Nội, tại căn ” nhà con rồng” tức nơi làm việc của văn phòng Quân Uỷ Trung Ương,và bộ Quốc Phòng chánh phủ CSBV, tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội BV, đã tiếp một đại biểu cuả Quân Uỷ Miền Nam,thiếu tướng Lương văn Nho, bí danh Hai Nhã , chỉ thị vắn tắt:
– Năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo phá bình định ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở miền Đông chủ lực không đánh lớn. B2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long, nhưng bộ không đồng ý mà chỉ đánh nhõ, giải quyết một số điểm nhỏ trên đường 14 thôi. Năm nay đánh nhỏ là để tích luỹ lực lượng chờ thời cơ. Không xử dụng xe tăng, đại pháo, nếu không được bộ tổng tham mưu duyệt từng trường hợp…

Ngoài ra, Văn Tiến Dũng còn nói thêm:
-“Năm nay chỉ đánh ở đồng bằng, phá bình định. Đạn dược , nhất là pháo lớn ta còn kém lắm. Không nên đánh lớn rồi khi có thời cơ không có lực lượng mà đánh. Đến giờ chót Phạm Hùng, Trần Văn Trà và Hai Văn, tức Phan văn Đáng, thường vụ trung ương cục, đã phải cực lực giải thích tường tận kế hoạch tấn công, phân tách tương quan lực lượng giữa đôi bên, nhận xét chính xác những yếu điểm của quân lực VNCH cho Ba Duẫn, tức Lê Duẫn, tổng bì thư trung ương đảng nghe. Hơn thế nữa, họ lại còn ký giấy cam kết với Ba Duẫn chắc chắn đánh thắng trận Đồng Xoài mà không phải dùng tới đại đơn vị chủ lực miền vào cuộc tấn công .

(Photo: Lê Hữu Thọ& Kissinger tại hoà đàm Paris, 1968-1973)

Ngày 20. 12. 74, quân VC đánh điện báo cáo lên bộ tư lệnh vắn tắt kết quả như sau:”…Trên đường14, giải phóng hoàn toàn từ cầu 11, gần Đồng Xoài, đến khỏi Bù Đăng, giáp ranh giới chi khu Kiến Đức. Ở Bù Đăng, Vĩnh Thiện, Bù Na quân VC đã thu được 4 đại pháo và 7000 đạn pháo, trên 3000 súng đủ loại, bắt trên 300 tù binh quân đội VNCH…”
Ngày 27.12.74 quân VC, đoàn 301, tức đoàn tiền phương bộ tư lệnh miền lại báo cáo về “R”, tức bộ tư lệnh miền, cùng với bộ tổng tham mưu CSBV:”… Tấn công chi khu Đồng Xoài lúc 0 giờ 35 sáng ngày 26.12.74 đến 8 giờ 30 ta làm chủ hoàn toàn chi khu Đồng Xoài…Không dùng xe tăng…”
Bức điện này do chính Năm Thạch, tức thiếu tướng Hoàng Cầm, chỉ huy trưởng mặt trận Phước Long ký tên.

TRẬN PHƯỚC LONG

Sau khi đã đánh thắng cách quá dễ dàng trận Đồng Xoài, bộ tư lệnh miền của quân VC miền Nam đã vô cùng hồ hởi,nên tiếp tục xin phép Quân Uỷ Trung Ương và bộ Tổng Tham Mưu quân CSBV cho tiếp tục đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long. Lần này quân VC miền Nam cũng cam kết sẽ chiến thắng Phước Long như Đồng Xoài, và ước tính xác đáng rằng quân đội VNCH sẽ không có khả năng tăng viện lớn để giải phóng hay cứu nguy tỉnh Phước Long.
Sau khi đã nghiên cứu kỹ đề nghị của bộ tư lệnh B2,về cả 2 mặt chiến dịch và chiến lược của mặt trận Phước Long, Quân Uỷ Trung Ương và bộ Tổng Tham Mưu quân đội CSBV đã chấp thuận , và cho lịnh quân VC miền Nam đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long.
Lần này quân CS còn được tăng cường 1 đại đội xe tăng và 1 đại đội pháo 130 ly. Để bạn đọc có được một tầm hiểu biết chính xác, tôi xin mô tả sơ lược vị trí điạ dư và chiến lược của tỉnh Phước Long. Ngoài ra còn để bạn đọc biết thêm vì sao mà quân CS cần phải đánh chiếm tỉnh lỵ Phước Long trước khi đánh các nơi khác.
Về mặt điạ dư, Phước Long là một tỉnh thuộc miền rừng núi, điạ thế hiểm trở.Về phiá bắc và phía đông Phước Long có nhiều núi cao, lại được bao bọc bởi con sông Bé vừa sâu vừa chảy xiết. Về phía Tây và phía Nam, tuy mặt đất tương đối bằng phẳng hơn, nhưng ngay cửa ngõ phiá nam lại có ngọn núi Bà Rá cao nhất vùng đó nằm án ngữ. Ngọn núi này cao đến 735 mét , so với mặt biển. Trong núi lại có nhiều hang hốc kỳ bí, những đảng đá to chồng chất với những rừng cây rậm rạp.
Từ thời Pháp thuộc ,Vùng Bà Rá đã nổi danh là một nơi rừng thiêng nước độc. Dân miền Nam ai nghe đến 2 tiếng Bà Rá cũng không khỏi rùng mình sởn ốc . Những bà già trầu độc mồm độc miệng thường rủa những đứa con ngỗ nghịch bằng câu:” Cho Bà Rá bắt mày !” Nơi đây người Pháp đã thiết lập nên một trại tù kiên cố để giam cầm những tù nhân chánh trị quan trọng, những nhân vật yêu nước chống thực dân, và những tù nhân hình tôị như cướp của giết người nguy hiểm…Nơi đây ngoài vị trí hiểm trở của rừng thiêng nước độc, ít có người tù vượt ngục nào thoát hiểm được, vì nạn cọp dữ từng bầy và cá sấu từng đàn, còn một đại nạn khác nữa là nạn sốt rét rừng.
Hồi thời kháng chiến Nam bộ, tôi còn nhớ ,mỗi khi bộ đội kháng chiến xếp đặt đội hình đánh nhau với Tây , phải có sẵn một đơn vị hờm súng đâu lưng với bộ đội , để phòng ngừa mấy ” ông ba mươi” nghe tiếng súng, ăn quen, mò đến chụp sau lưng bộ đội. Đến thời VNCH, quân đội VNCH đã thiết lập trên đỉnh núi Bà Rá một trạm tiếp vận vô tuyến truyền tin và 1 đài quan sát với khí tài quang học điện tử tối tân có thể kiểm soát được cả một vùng rộng lớn. Về phần quân số , tôi không biết chắc lực lượng quân sự của quân đội VNCH đóng tại đây là bao nhiêu, nhưng có thể là một tiểu đoàn ( ? ). Dựa trên địa thế hiểm trở và địa hình phức tạp của vùng núi rừng Bà Rá, đơn vị quân đội này có thừa khả năng phòng ngự và bảo vệ an ninh cho tỉnh lỵ Phước Long,cách đó chỉ có 5 kilô mét, nằm về phía tây núi Bà Rá . Ngoài ra quận Phước Bình của tỉnh Phước Long còn là một ngã tư đường có thể lưu thông bằng xe hơi đi Bù Đốp, tới Đồng Xoài và chạy xuống đường QL 14 , tại Ngã ba Liễu Đức. Hơn thế nữa, trong tỉnh Phước Long còn có một sân bay khá lớn, vừa là căn cứ không quân , để cho các loại phi cơ chiến đấu của không lực VNCH có khả năng hoạt động trong khắp miền rừng núi mênh mông này.

Bởi vị trí thiên nhiên như thế ,nên sau khi Đồng Xoài đã bị quân VC miền Nam chiếm mất, Phước Long lâm vào thế ” môi hở răng lạnh”. Sau khi đã hoạch định kế sách tấn công tỉnh lỵ Phước Long, bộ tư lệnh miền đã đề cử thiếu tướng Hoàng Cầm,bí danh Năm Thạch, viên tư lệnh sư đoàn đầu tiên của B2 khi mới thành lập sư đoàn thứ nhất, nay là một trong số những tư lệnh quân đoàn của quân CSBV , lãnh nhiệm vụ trực tiếp chỉ huy chiến trường. Cách đánh tỉnh Phước Long của quân VC miền Nam là khởi sự đánh chiếm quận lỵ Phước Bình , Bà Rá rồi tới sân bay trong tỉnh, cuối cùng là chiếm trọn tỉnh.
Cuộc đánh khởi sự từ rạng sáng ngày 3. .1. 1975 kéo dài đến 15 giờ 30 chiều ngày 6. 1. 75 , thì quân đội VNCH đành thất thủ.

(Photo: hai tướng Thiệu-Kỳ đang thì thầm to nhỏ âm mưu gì đây?)

PHẢN ỨNG KHẮP NƠI VỀ TRẬN PHƯỚC LONG

Tin tỉnh lỵ Phước Long bị mất về tay quân CSBV tung ra chẳng khác nào một quả bom nguyên tử nổ ngay chính giữa thủ đô Sài Gòn, làm rung động chẳng những tất cả chánh quyền Sài Gòn, còn làm rung chuyển luôn cả toà đại sứ Mỹ, nằm trên đại lộ Thống Nhất, cách dinh Độc Lập không xa. Lúc đầu, cũng như nhiều lần trước kia, mỗi khi có một vị trí quân sự nào thất thủ, TT Thiệu lại kêu gào quân đội phải tái chiếm. Lần này ông ta cũng kêu gào như cũ, nhưng quân đội đã chứng tỏ không đủ khả năng tái chiếm Phước Long. Thiệu đành bó tay với quyết định buông xuôi ” để tang cho Phước Long”!

Điều đáng buồn cho nhân dân Việt Nam hơn hết là thái độ dửng dưng của đồng minh Mỹ. Ngày 7. 1. 75,tại Hoa Thịnh đốn, Kissinger, ngoại trưởng Mỹ, người đã đứng đầu cuộc thương thuyết của Mỹ đối với CSBV, và còn là cha đẻ của hiệp định Paris về hoà bình Paris đã cùng với Lê Đức Thọ được thưởng giải Nobel Hòa Bình về VN, cấp tốc triệu tập một phiên họp khẩn của ” nhóm đặc biệt hành động ở Hoa Thịnh Đốn”, để tìm giải pháp dập tắt ngọn lửa chiến tranh ở Đông Dương.

Nhưng cuộc họp này chỉ bàn suông về vấn đề Căm Bu Chia, chứ không thấy bàn gì đến việc bọn CSBV vi phạm thoả hiệp đình chiến Paris, mà chính ra Kissinger có bổn phận phải lên tiếng phản đối. Thực ra, ngay sau khi Phước Long vừa thất thủ, Mỹ cũng đã cho hàng không mẫu hạm “Interprise”, chạy bằng nguyên tử năng, lúc đó đang lảng vảng trên mặt biển Thái Bình Dương, hướng dẫn một lực lượng của đệ thất hạm đội từ Subic Bay, Phi Luật Tân, tiến về hướng bờ biển Việt Nam. Đồng thời bộ tư lệnh quân Mỹ ở Thái Bình Dương cũng đặt sư đoàn 3 thuỷ quân lục chiến Mỹ đang đóng ở Okinawa trong tình trạng báo động khẩn cấp. Mặt khác phát ngôn viên ngũ giác đài cũng lên tiếng đề cập tới chuyện có thể tái oanh tạc BV…Nhưng cuối cùng tổng trưởng quốc phòng Mỹ James Schlesinger đã tuyên bố một câu trớt khe như sau:” Đây cũng chưa phải là một cuộc tấn công ồ ạt của quân CSBV…” .
Trong khi đó , ở Saigon , đáp lời kêu cứu của TT Thiệu, đại sứ Mỹ Martin đã an ủi Thiệu:” Việc Mỹ can thiệp lúc này chưa được phép !”

Theo nhận định của tôi, như trên đã nói, trận đánh Phước Long và sự thất thủ tỉnh lỵ này chẳng phải chỉ vì giá trị chiến thuật, và sự tổn hại vật chất to lớn của nó ( khoảng 6000 quân VNCH bị tan vỡ) mà chính là một đòn chiến lược, chánh trị, có tầm quyết định hệ trọng đến cả vận mệnh của toàn thể nhân dân miền Nam. Đây rõ ràng là một thử thách quyết tâm và khả năng chiến đấu đơn phương của quân đội VNCH, trong kế hoạch ” Việt Nam hoá chiến tranh ” của Mỹ.

Mặt khác, trận đánh Phước Long còn là một bước tiến mạo hiểm của quân CSBV nhắm mục đích thăm dò phản ứng của chánh phủ Mỹ, trước những hành động vi phạm trắng trợn hiệp định Paris của quân CSBV, một trong số 4 thành viên đã ký kết hiệp định này. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh VN cả một tỉnh đã bị quân CS chiếm đóng. Trước hết ta hãy nghe nhận định của Frank Snepp, một chuyên gia phân tách tin tức chiến lược của CIA Mỹ tại VN.

Ông ta viết:”…Về mặt tâm lý, mất Phước Long là một đòn đau đối với chánh quyền Saigon. Kể từ ngày thị xã Quảng Trị bị thất thủ năm 1972, nhưng được tái chiếm lại ngay, chưa có một thị xã nào đã bị quân CSBV đánh chiếm toàn bộ như tỉnh Phước Long. Nhưng đau nhất cho chánh quyền Saigon là chưa bao giờ Mỹ tỏ ra thờ ơ đối với chiến cuộc VN như lúc này. Đối với Thiệu cũng như đối với Bắc VN , trận đánh Phước Long là trận thăm dò chính sách của Mỹ đối với VN…”

Vẫn theo Frank Snepp, 2 ngày sau chiến thắng Phước Long, ngày 8. 1. 1975, bí thư trung ương đảng CSVN, Lê Duẫn đã đưa ra một đề nghị táo bạo trước Hội Đồng Quân Uỷ Trung Ương là thảo luận kế hoạch chánh thức trong 2 năm 1975 và 1976. Năm 1975 tranh thủ bất ngờ, mở những trận tấn công lớn và cùng khắp, tạo điều kiện để cho năm 1976 sẽ mở cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam VN”. Trước tình hình biến chuyển thuận lợi và nhanh chóng , Lê Duẫn còn đề nghị một phương án khác, nếu thời cơ đến vào đầu hay cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975″..

Theo nhận định của Frank Snepp, việc người Mỹ không can thiệp để cứu Phước Long có thể có nghĩa là họ sẵn sàng mặc cả cho việc ra đi của Thiệu… Trong ” Hồ sơ mật dinh Độc Lập”, TS Nguyễn Tiến Hưng viết :” Trái với điều mọi người tưởng, Saigon và Washington đã không hề ngạc nhiên khi cuộc tấn công mùa xuân 1975 xảy ra. Một loạt tài liệu tịch thu được của Trung ương cục miền Nam( cơ quan lãnh đạo của CS) đã tiết lộ chi tiết về chiến lược của địch…(trang 415).

Ngay cả trước khi có hội nghị trung ương đảng thứ 23 của CS,các tài liệu tình báo tịch thu được và những khẩu cung của tù binh BV cũng đều trỏ tới một cuộc tấn công Đông Xuân 1975… Trần Văn Đôn ( hồi ấy là phó thủ tướng) sau này kể lại phản ứng của William Clements ,thứ trưởng quốc phòng Mỹ,như sau:” Dừng có lo, sẽ không có tấn công gì đâu. Vả lại, chúng tôi còn đây .”….
Mặt khác , TS Hưng còn kể:” Cuối tháng chạp 1974, sau khi tỉnh Phước Long gần biên giới Việt-Miên thất thủ, Hưng lại có cơ hội báo động trước cho các viên chức HK, kể cả bộ trưởng quốc phòng James Schlesinger, biết về cuộc tấn công sắp xảy ra. Phước Long là tỉnh lỵ đã mất về tay quân đội chính qui BV trước nhất. Đây là một vi phạm ngưng bắn rõ ràng…Chỉ có Eric Von Marbod là chú ý đến lời cảnh cáo của Hưng, và hứa sẽ phúc trình cho Schlesinger biết. Nhưng các lời cảnh cáo đã bị làm ngơ: Phản ứng chính thức của HK đủ mọi giới là sẽ không có tấn công đại qui mô vào năm 1975. Sự làm ngơ và không tin ấy thực ra là cố tình. Nó xuất phát từ sự nhất trí trong giới cố vấn mà Ford đã đưa vào toà Bạch Ốc là: Quốc hội và dân chúng HK sẽ không ủng hộ một cuộc tái can thiệp vào cuộc chiến dù chỉ bằng cách gia tăng quân viện và tái oanh tạc…” ( tr. 417).

Một điều đáng chú ý khác là, vào khoảng cuối tháng 12. 74, trước cuộc tấn công Phưóc Long xảy ra, đại tướng Viktor Kulikov, người đúng đầu lực lượng võ trang Hồng quân Liên Sô , đã đến Hà Nội. Không ai có thể tìm hiểu được , cuộc thăm viếng của viên tướng Liên Sô này mang ý nghĩa gì, kể cả cơ quan tình báo HK, nhưng chỉ vài tuần lễ sau đó, khối lượng thiết bị quân sự của Liên Sô viện trợ cho BV chở bằng đường biển đã gia tăng gấp 4 lần.
Tiếp nối theo hội nghị bộ chánh trị , mở đầu từ ngày 18. 12. 74, tại Hà Nội,ngày 8. 1. 1975, tức 2 ngày sau khi đã đánh chiếm được Phước Long, bộ chánh trị CSBV đã họp những phiên đặc biệt, có thêm sự tham dự của: Phạm Hùng, Trần Văn Trà,tư lệnh B2, Hai Lê, tức Lê Văn Tường, phó chính ủy bộ tư lệnh miền, đại diện Quân Uỷ Miền, bộ tư lệnh B2, tức miền Nam VN cùng với đại diện khu 5. Trong cuộc họp này, bộ chánh trị CSBV đã bắt mạch đúng được tình hình của cả 2 đối thủ : VNCH và HK.
Về phía Mỹ, CSBV cho rằng người Mỹ sẽ không bao giờ còn muốn dính dấp vào cuộc chiến VN nữa, dù cho chánh quyền miền Nam lâm nguy cũng không giải cứu.

Về phía quân đội VNCH , nếu bị đánh mạnh hơn, đánh nhanh hơn, và đánh bất ngờ sẽ không đủ sức kháng cự và phòng thủ.

Về mặt chiến lược , bộ tổng tham mưu quân đội CSBV đã nắm được toàn bộ kế hoạch phòng thủ cũng như bản nhận định tình hình chiến sự trong tương lai của Thiệu và các tướng lãnh thân tín của ông ta rồi. Vậy , họ chỉ còn lại duy nhất một vấn đề cần phải thảo luận là chọn nơi nào làm địa điểm để khởi sự cuộc tấn công đại qui mô đầu mùa khô năm 75 , và đánh theo kế hoạch nào?

Đại đa số ý kiến sơ khởi trong hội nghị đều chọn Tây Nguyên làm chiến trường thử lửa với quân đội VNCH, nhưng không bàn sâu vào chi tiết. Vấn đề chọn lựa chiến trường và chiến thuật tấn công mùa khô năm 75, trước khi bế mạc ngày 9. 1. 1975, hội nghị chánh trị CSBV đã trao cho uỷ ban thường trực Quân Uỷ Trung Ương họp tiếp theo ngay ngày sau, để bàn thảo sâu rộng và đích xác hơn.

Tuy nhiên , Lê Duẫn và Lê Đức Thọ, cho rằng chiến dịch này có tầm vóc vô cùng quan trọng , nên cần phải có một uỷ viên Bộ Chánh Trị Trung Ương chịu trách nhiệmhoàn toàn và trực tiếp. Người được Bộ Chánh Trị chọn là đại tướng Văn Tiến Dũng, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội CSBV. Ngoài ra còn có sự tham dự và giám sát của Lê Đức Thọ.

( còn tiếp)

http://www.dangvannham.com/modules/news/article.php?storyid=749


hồ chí minh súc vật, nông đức mạnh súc vật, nguyễn tấn dũng súc vật, nguyễn minh triết súc vật, dcsvn súc vật, ditmecodosaovang, ditmehochiminh, ditmenongducmanh, ditmenguyentandung, ditmenguyenminhtriet, ditmephanvankhai, dadaocongsan, latdocongsan, tieudietcongsan, hochiminhsucvat, sucvathochiminh, sucvatnongducmanh, sucvatnguyentandung, sucvatnguyenminhtriet, dadaovietcong, iavaomathochiminh, iavaomatnongducmanh, iavaomatnguyentandung, iavaomatnguyenminhtriet, súc vật lê khả phiêu, lê khả phiêu súc vật, suc vat le kha phieu, le kha phieu suc vat , lekhaphieu, suc vat vo nguyen giap, sucvatvonguyengiap, vonguyengiapsucvat, súc vật võ nguyên giáp, võ nguyên giáp súc vật, ditmevonguyengiap, iavaomatvonguyengiap